Kinh Nghiệm Học Nhớ Từ Vựng

Kinh Nghiệm Học Nhớ Từ Vựng
Kinh Nghiệm Học Nhớ Từ Vựng

Chào các bạn,

Hẳn các bạn cũng đã biết rằng học tiếng anh không khó và cũng chẳng dễ chút nào. Đặc biệt là từ vựng tiếng Anh. Việc học từ vựng đúng phương pháp sẽ rất có ích và giúp ta cải thiện được các kỹ năng khác. 

Thực ra có rất nhiều phương pháp học từ vựng. Một số người học bằng cách đọc một bài báo hay một tài liệu gì đó bằng tiếng Anh rồi họ tô sáng những từ mà họ không biết bằng bút dạ quang để học, cách học này không hiệu quả lắm có thể áp dung với các giáo trình học trên trường, bởi vì hàng ngày họ phải lật từng trang đên bài học khi họ lên lớp. việc này khiến họ phải lật qua từng trang sách, và đương nhiên là họ sẽ gặp qua những từ mà họ đã đánh dấu, hành động lặp lại hàng ngày cũng sẽ giúp họ nhớ được những từ trước đó. 





Một số khác lại học bàng cách trực quan hơn, họ dán từ vựng ở khắp nơi trong phòng từ phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp.... nói chung họ để từ vựng khắp mọi nơi. Sở dĩ họ làm việc này là để họ có thể nhìn thấy từ mỗi ngày. Họ bắt gạp một từ vựng, học sẽ nhin và nhẩm trong đầu cà cố nhớ từ đó. phuong pháp này thích hợp cho trẻ nhỏ hơn dặc biệt là những từ có kèm theo hình ảnh.

Bên cạnh đó lại có những người luôn mang theo quyển sổ  "phrasebook" bên mình. Họ ghi chú những từ hay những câu cần thiết và mang theo bên mình, mỗi khi rảnh họ có thể lấy ra để dọc và ôn lại. phuong pháp này phù hợp với bất kỳ ai muôn nhớ từ vựng mọi lúc mọi nơi.







Tuy nhiên nhân đây tôi xin chia sẻ với các bạn một phương pháp mà nó đã giúp tôi nhớ từ vựng rất lâu. tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những ai thật sự muốn học tiếng anh và siêng năng.  Vậy học như thế nào? Vâng tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay đây. Nhưng trước hết tôi xin phân tích cho các bạn một số vấn đề giúp bạn nhận ra điều mà các bạn cần biết. Dù là trong các giao trình hay trong từ điển bạn thấy rất rõ mỗi một từ đều gồm có bốn phần, từ gốc, phiên âm quốc tế từ loại và nghĩa tiếng việt. Vậy những cách ghi đó có mục đích gì? Vâng, tất cả đều có mục đích của nó hết các bạn ạ. bây giờ tôi phân tích cho các bạn xem nhé! Ví dụ tôi có từ sau:  

communication [kə.ˌmjuː.nə.ˈkeɪ.ʃən](n) sự giao tiếp 

Ở từ trên ta thấy phàn đầu tiên là communication. Đây là từ gốc mà khi bạn học bạn phải nhớ. Phần thứ 2 là phiên âm quốc tế, phiên âm này giúp bạn đọc được từ chính xác. Tiếp theo là từ loại giúp bạn nhận ra cách dùng của chúng. Và cuối cùng là nghĩa của từ đó. vậy tại sao lại có sự phân loại như vậy? Sở dĩ như vậy là để giúp ta học từ dduocj lâu hơn và hiệu quả hơn. 

Học như thế nào? 


Rất đơn giản, ban chỉ cần viết đi viết lại một từ nhiều lần kết hợp với việc bạn đoc từ đó lên thật lớn, đồng thời trong đầu bạn phải nghĩ nghĩa tiếng việt của từ đó. việc này tạo nên sự móc xích với nhau. 

và it khi tách rời nhau ra. nếu bạn có lỡ quên cách đọc thì bạn vẫn nhớ được nghĩa và viết được từ đó, hoặc bạn quên cách viết thi bạn vẫn có thể đọc được và nhớ nghĩa... nhưng điều đó rất ít xảy ra bởi chúng luôn đi chung với nhau. Sau mỗi 5 từ bạn học bạn nên dừng và cố nhớ lại 5 từ đó, chưa hết, mỗi từ bạn đã học, bạn hãy đặt một câu tiếng anh có chứa từ đó nhé. Chỉ cần mỗi ngày bạn học 5 từ như vậy, chỉ cần 5 từ thôi là bạn đã có một vốn từ vừng đồ sộ sau 6 tháng học. trên đây là kinh ghiêm học từ vựng mà tôi cho là rất hiệu quả, và rất nhiều bạn đã áp dụng rất thành công. 

Chúc các bạn học thành công và đạt hiệu quả cao.







Lâm Nguyễn
Mới hơn Cũ hơn

Giáo án tài liệu