Cơ bản về máy phát điện 3 pha

Có rất nhiều bạn muốn tự diy cho mình một máy phát điên gió nhưng vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và chưa hiểu rõ về cấu tạo giữa máy phát điện 3 pha hay một pha. Trong bài viết này Lâm Nguyễn xin chia sẻ với các bạn để các bạn nắm bắt thêm kiến thức và kinh nghiệm về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của nó.

Thưc ra thì máy phát điện 1 pha cũng giống như máy phát điện 3 pha chẳng qua nó được bổ sung thêm hai cuộn dây nữa. Pha có nghĩa là khoảng thời gian mà nam châm đi qua các cuộn dây ở những giai đoạn khác nhau. Ở máy phát điện một pha, các cuộn dây được xếp thẳng hàng nhau ta gọi nó là "pha". Hình dưới đây là sơ đồ của máy phát điện 1 pha.






Trong máy phát điện một pha thì các cuộn dây được cuộn ngược chiều nhau, nghĩa là cuộn thứ nhất được cuộn theo chiều kim đồng hồ thì cuộn thứ hai sẽ ngược lại. Nếu bạn sử dụng 8 viên nam châm thì bạn cũng phải sử dụng 8 cuộn dây. Ở máy phát điện 3 pha thì bạn phải cần 3 cuộn day cho một cặp nam châm, mỗi cặp ở đây nghĩa là bạn phải có cả cực bắn lẫn cực nam. Có nhiều cách để nối, ví dụ như bạn có thể sử dụng 8 nam châm với 6 cuộn dây , 12 nam châm với 9 cuộn dây... để hiểu rõ hơn bạn hãy nhìn vào sơ đồ bên dưới nhé.



Từ hình trên bạn có thể thấy pha đầu tiên các cuộn dây chỉ bao quanh cực bắc và các cuộn dây được cuộn cùng chiều. Ở pha thứ hai và pha thứ ba bạn thấy chúng cũng được cuộn cùng chiều nhưng vị trí với nam châm là khác. Sơ đồ dưới đây cho bạn hình dung việc nối các cuộn dây. Bạn thấy các đầu dây A, B, C và các Đầu D, E, F... Đầu ra của máy phát trong trường hợp này phải là A, C và E. Sở dĩ E là đầu điện ra là vì khi nam chân đi qua pha thứ 2, thì nó thoát khỏi pha thứ 1 và pha thứ 3 nên đầu cuối của nó được đảo ngược lại thay vì cuốn ngược chiều với nó. 


Giờ thì các bạn nối các đầu cuối lại với nhau và đổi điện từ AC thành DC. Hình dưới đây là sơ đồ nối theo hai kiểu delta và sao, và hai cách đấu diode chỉnh lưu. dù bạn có đấu dioede theo cách nào hay nối đây máy phát ddieenhj thế nào đi nữa cũng đều được, nhung bạn hayc tính toán và xem xét kỹ để cõ cách đấu thích hợp nhất cho bạn. 

Có hai cách để đấu day theo Sao ( Star) hoặc delta. Đối với cách đâu theo delta thì cho bạn lợi về dòng điện nhưng không có lợi về hiệu điện thế, Ở cách đâu Sao thi cho bạn lọi về hiệu điện thế nhưng dòng thấp. Để tính được điều này bạn phải tình theo công thức cơ bản, dùng 3 cuộn dây mỗi cuộn đại diện cho một pha. Khi bạn đo hiệu điện thế, dòng điện và điện trở bạn hãy đo từng pha một. Một khi bạn đã có thông số rồi thì bạn so sánh giũa đấu theo hình sao hay delta. Bạn có thể đo bất cứ hai trong ba đầu dây. Nếu bạn đo được một pha là 22 volt với mức dòng là 10 amp, thì ở cách đấu Sao bạn sẽ thu được 38 volt với 10 amp. Ở chách đấu hình delta bạn sẽ thu được hiệu điện thế là 22 volt và 17,32 amp. Nhưng nếu tính ra thành công suất thì đều là 380 watt. vậy cũng dều như nhau. Vậy cái nào có lợi? điện trở của delta bằng 1/3 điện trở của Sao. Nếu điện trở của Sao là 1,5 ohm thì ta có thể tính theo công thức như đã nói ở bài trước. Giả dụ máy phát điện được test với số vòng là 600 v/phut chúng ta thu được 38 volt theo cách đấu Sao ( 16 v một volt) vậy thì 1000 vòng ta thu được 62,5 volt trừ đi điệu điện thế của bình là 12,5 = 49,9 volt/ 1,5 ohm= 33,26 amp*12,6 = 419 watt..không tệ lắm. Giờ ta hãy tính theo cách đấu delta nhé. Với 22 volt cùng số vòng khoảng 27v/volt. vậy thì nếu 1000 vòng ta thu được 37 volt- 12,6volt = 24,4 volt/1,5 ohm = 48,8 amp*12,6 =614 watt. Thu được gần 200 watt!!! Cái lợi của việc đấu Sao là cho ta hiệu điện thế cao hơn, Để máy phát điện nạp được vào bình, ta cần số vòng quay ít nhất đấu theo Sao là 201 vong/phút trong khi đó delta phải là 340 vòng/phút.


Tren đây là một số khái niệm về cách đấu máy phát điện 3 pha. hầu hết các máy phát điện đều được đấu theo 3 pha. bởi đấu theo 3 pha có hiệu quả gấp 150% so với loại máy một pha. Vậy đó không khác gì một pha mấy nhưng hiệu quả cao hơn nhiều. Mong bài viết trên giúp ích đôi chút cho các bạn. 

Lâm Nguyễn




أحدث أقدم

Giáo án tài liệu